Kết quả tìm kiếm cho "Xoài xanh"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 656
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp là xu thế tất yếu hiện nay khi việc trồng hoa màu, sản xuất lúa trên đất bạc màu không còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều nông dân ở thị trấn Chợ Vàm (huyện Phú Tân) mạnh dạn cải tạo vườn tạp, diện tích nông nghiệp kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn.
Việc sáp nhập đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh mở ra cơ hội phát triển mang tính “đột phá” cho nhiều địa phương, trong đó có tỉnh An Giang và Kiên Giang, bởi tiềm năng tự nhiên của 2 địa phương này rất phong phú, thành tựu nông nghiệp đầy ấn tượng, cùng với đó là hệ thống hạ tầng phục vụ nông nghiệp ngày càng hoàn thiện, hứa hẹn “An Giang mới” sẽ trở thành trung tâm nông nghiệp mang tính quy mô, kiểu mẫu của vùng ĐBSCL.
Với thế mạnh sản xuất nông nghiệp, huyện Châu Thành tích cực thực hiện đồng bộ các giải pháp trọng tâm tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững. Trong đó, chú trọng hỗ trợ nông dân ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT), công nghệ tiên tiến vào sản xuất và từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện địa phương, thích ứng biến đổi khí hậu, mang lại giá trị kinh tế cao…
Núi Dài (huyện Tri Tôn) từng là vùng đất khó, nhiều đồi dốc, sỏi đá, kén cây trồng. Tuy nhiên, với sự cần cù, nhạy bén, nông dân đã biến vùng đất này thành những khu vườn sầu riêng tươi tốt. Cũng nhờ cây sầu riêng, mà nhiều bà con nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, toàn huyện Chợ Mới có 15/15 xã NTM (12 xã được công nhận theo bộ tiêu chí giai đoạn trước và 3 xã được công nhận theo bộ tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025); 6 xã NTM nâng cao, 1 xã NTM kiểu mẫu. Trong đó, Bình Phước Xuân được công nhận đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu lĩnh vực tổ chức sản xuất năm 2024.
Làm nông nghiệp kết hợp với du lịch (DL) trở thành điểm nhấn mới trong bức tranh tổng thể của DL trên địa bàn tỉnh. Điểm hay của mô hình là vừa chú trọng sản xuất nông nghiệp sạch, vừa thu hút du khách đến tham quan trải nghiệm, thưởng thức những đặc sản lợi thế của địa phương.
Mùa hè, khi nắng vàng trải đều khắp những khu vườn, cũng là lúc miền Tây Nam Bộ khoác lên mình chiếc áo mới, ngào ngạt hương thơm của trái chín mọng, tất cả hòa quyện tạo nên “bản giao hưởng” đánh thức mọi giác quan và mang đến niềm vui trọn vẹn cho cả người nông dân và thực khách...
Ở miền Tây, ly cà-phê là thứ gắn liền với buổi sáng và cả những khoảng lặng giữa ngày. Trưa nắng, nhiều người dừng chân ở quán võng, gọi ly cà-phê đen, thả mình trên chiếc võng đong đưa, tranh thủ chợp mắt. Những quán cà-phê võng vẫn lặng lẽ gìn giữ thói quen ấy, một nét sống chậm đã thành bản sắc của miền Tây.
Ngày 30/5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) huyện Tri Tôn tổ chức cuộc họp đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt I, năm 2025.
Không chỉ nổi tiếng những di tích văn hóa - lịch sử hào hùng, cảnh đẹp thiên nhiên núi rừng hoang sơ, hùng vĩ… An Giang còn có nền văn hóa ẩm thực đa dạng bởi sự giao thoa của 4 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer cùng sinh sống, gắn bó từ lâu đời.
“Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được An Giang cụ thể hóa bằng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả. Phong trào “Dân vận khéo” của tỉnh trong thời gian qua đã trở thành “động lực” thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.
Vào mùa thu hoạch xoài, Cù Lao Giêng (huyện Chợ Mới) không ồn ào, không rực rỡ, nhưng tất bật nhịp sống nông thôn. Ở đó, những người trồng xoài bận rộn với từng chuyến xe chở hàng, từng lần báo sản lượng để hợp tác xã (HTX) chào bán, và cả những kỳ vọng cho một mùa vụ bội thu. Vùng trồng xoài gắn liền với hướng phát triển nông nghiệp bài bản, hiện đại giữa miền Tây sông nước.